Tản mạn về HRBP

Nhân có bạn nhân viên tuyển dụng cũ chia sẻ muốn chuyển qua làm HRBP, thấy bạn hỏi thăm một vài khoá học đang có trên thị trường dạy về “nghề HRBP” và muốn tham gia học để có thể ứng tuyển và làm HRBP. Sau khi nói chuyện, chia sẻ với bạn để bạn hiểu về định hướng về công việc xong, mình tranh thủ lướt qua xem sơ một vào khoá học đang có bên ngoài & giảng viên giáng dạy, thì mình đi đến kết luận là: tất cả những khoá học về HRBP này chỉ nhằm mục tiêu kiếm tiền từ những học viên “amateur”.

Đối với mình, 2 yếu tố rất quan trọng của 1 khoá học là: Nội dung khoá học và giảng viên

  1. Nội dung chương trình học: Đọc nội dung học thì rất thú vị, nào là: HRBP phải có năng lực, phải:
    • Hiểu về mô hình kinh doanh, chuỗi giá trị của BUs;
    • Có năng lực tư vấn thiết lập cấu trúc tổ chức & chiến lược nguồn lực của BUs;
    • Có năng lực xây dựng hệ thống quản lý thành tích, xây dựng hệ thống Career Development, Total Reward….

Đương nhiên, người làm chuyên môn HR, quản lý HR hoặc một cấp quản lý phòng ban bất kỳ nào khác mà có thể sở hữu được hết những kiến thức này thì đều quá tốt, không cần gì phải bàn.

Kiến thức thì chắc chắn là quan trọng và cần để trở thành HR giỏi và chuyên nghiệp. Nhưng học, tìm hiểu những kiến thức này thì hiện nay quá đơn giản, có thể tìm tài liệu rất nhiều (sách nước ngoài, các trang tài liệu chia sẻ kiến thức trên mạng,…), cái quan trọng nhất là… làm sao triển khai được cho các phòng ban, các doanh nghiệp mình làm việc. Thực tế, hiện nay, bao nhiêu người làm quản lý/head HR có khả năng triển khai các mô hình, hệ thống nhân sự bài bản cho tổ chức của mình? Những người nói lý thuyết hay thì rất nhiều, nhưng những người làm được thì rất ít. Điều này, không cần chứng mình, cứ nhìn vòng đời làm việc của các Giám đốc Nhân sự tại các công ty kéo dài từ 1-2 năm là hiểu. Nếu đi đâu cũng làm dưới 3 năm thì gần như chắc chắn không thể hiểu sâu hoặc đóng góp không đáng kể vào doanh nghiệp.

Điều này càng quan trọng hơn nữa đối với nghề HRBP, vì nếu xem các bộ phận HR chuyên môn khác như Tuyển dụng, CnB, Đào tạo, OD là các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Tai mũi họng, bệnh viện Tim, bệnh viện mắt,… thì HRBP – Đối tác nhân sự được xem là bệnh viện đa khoa, nghĩ là cái gì cũng phải biết, có thể không quá sâu nhưng phải rộng.

Vì vậy, đối với mình, yếu tố quan trọng để làm HRBP thành công là phải có khả năng thực chiến thực sự, vì HRBP phải thường xuyên làm việc trực tiếp với các bộ phận, vừa đảm bảo được mục tiêu kinh doanh, vừa đảm bảo các chính sách, quy định HR được thực hiện & tuân thủ đúng. Nếu chỉ có kiến thức  chuyên môn không thì dù có giỏi đến mấy cũng chưa chắc đã là một HRBP thực thụ & thành công.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong vai trò HRBP, đi từ vị trí từ thấp đến cao nhất, trong các công ty khác nhau, các lãnh đạo khác nhau và nhiều đồng nghiệp HRBP khác nhau (đến rồi đi) thì với cá nhân mình, năng lực mà HRBP cần phải có để thành công là phải thực sự hiểu:

  • Hiểu được các mục tiêu kinh doanh trọng yếu, ưu tiên mà doanh nghiệp muốn hướng tới -> điều mà AOP có thể chưa thực sự phản ánh hết
  • Phải nhìn ra được thực sự người chủ doanh nghiệp/hoặc người lãnh đạo cao nhất muốn gì đối với tổ chức, với doanh nghiệp? Điều này rất quan trọng vì không phải head/GĐ khối partner nào cũng hiểu -> rất nhiều giám đốc khối khách hàng không hiểu được mong muốn (hiểu ý) của người lãnh đạo cao nhất, nếu HRBP không khéo léo tư vấn và hành động thì khả năng out sớm cùng các anh chị head là rất khả thi. Điều này mình thấy rất nhiều, kể cả các anh chị senior.
  • Có khả năng/năng lực tiếp cận, kết nối, làm thân với các phòng ban, đặc biệt các vị trí cấp cao của các phòng ban. Không phải lúc nào nhân viên khối khách hàng cũng ủng hộ chúng ta, thậm chí có những lúc phản ứng, nhưng nếu chúng ta có mối quan hệ “tốt đẹp” với các phòng ban, các cấp quản lý thì thường mọi việc dễ xử lý hơn.

2. Giảng viên: Cũng là những anh chị HR có kinh nghiệm, đã từng làm quản lý HR hoặc đã từng làm HRD, nhưng cũng như những ngành học khác, nếu dạy làm giàu mà chưa từng sở hữu BĐS lớn, xe hơi, tài sản vài chục tỷ trở lên thì nếu có học cũng chỉ là học lý thuyết suông, chẳng có giá trị gì. Các anh chị giảng dạy trong các chương trình HRBP đang có gần đây cũng vậy, hoặc đã lâu rồi không làm thực tế, chủ yếu đi giảng dạy, hoặc ở đâu cũng làm 1 thời gian ngắn, xây xong chưa kịp triển khai đã nghỉ. Mà như đã chia sẻ phía trên, làm HR hay bất cứ nghề gì, quan trọng nhất là triển khai được hay không, chứ nói hay thì nhiều người làm được lắm….

 

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer